Sau khi hoàn tất các thủ tục đầu tư, chủ đầu tư sẽ tiến hành các công việc cần thiết cũng như những thủ tục pháp lý khác để triển khai thực hiện dự án đầu tư. Trong giai đoạn này, việc triển khai thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư phải theo đúng mục tiêu, tiến độ đã cam kết và các quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời phải tuân thủ các quy định của văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan như pháp luật về đất đai, về môi trường, về khoáng sản, về xây dựng, về lao động, về thuế, về đăng kí kinh doanh….
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo các hình thức quy định tại Luật Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. Vốn pháp định của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bán khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp nhận. Ngoài các loại hình doanh nghiệp kể trên, còn một số loại hình doanh nghiệp đặc thù khác được thành lập và tổ chức theo luật chuyên ngành như văn phòng luật sư, công ty luật, ngân hàng, tổ chức tín dụng…
Ngày 22/04/2013, Bộ Công thương đã ban hành thông tư số 08/2013/TT-BTC quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
IMC xin đưa ra một số tư vấn cho quy trình, thủ tục Đăng ký điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư (đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện) gắn với thành lập chi nhánh.
Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp Việt Nam phải: thực hiện các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tỷ lệ vốn góp, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường; tuân thủ các quy định về điều kiện tập trung kinh tế của pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về doanh nghiệp; đáp ứng điều kiện đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư ở Việt Nam sẽ có các quyền và nghĩa vụ sau:
So với các dự án đầu tư ngoài khu công nghệ cao, các dự án đầu tư vào khu công nghệ cao phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe hơn. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là vì khu công nghệ cao là một khu vực đặc thù, được lập ra để đáp ứng mục tiêu phát triển các ngành công nghệ cao, đồng thời dự án đầu tư vào khu công nghệ cao cũng nhận được nhiều ưu đãi hơn các dự án ngoài khu công nghệ cao nên pháp luật cũng quy định điều kiện chặt chẽ hơn với các dự án đầu tư ngoài khu công nghệ cao. Vậy dự án nào được đầu tư vào khu công nghệ cao?
Dự án đầu tư sau khi được các nhà đầu tư lập sẽ được thẩm định tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu đáp ứng đủ các điều kiện luật định và có tính khả thi cao thì nhà đầu tư đó mới có thể thực hiện được ý định của mình. IMC sẽ đưa cho bạn những tư vấn cụ thể và chính xác nhất về quy trình thủ tục thẩm định dự án đầu tư.
Tìm hiểu thị trường và đi đến quyết định đầu tư vốn luôn là một trong những quyết định quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều này càng trở lên khó khăn hơn trong môi trường kinh doanh cạnh tranh quyết liệt, nhiều biến động và yếu tố tác động rất khó dự đoán. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai như thế nào phụ thuộc rất lớn vào quyết định đầu tư vốn của bạn. Để giúp bạn hoàn toàn tin tưởng và yên tâm vào quyết định của mình, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và gia tăng giá trị doanh nghiệp, gia tăng các khoản đầu tư, các Luật sư của IMC sẽ hỗ trợ quý doanh nghiệp.
Đứng trước bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang thực hiện rất nhiều cải cách trong chính sách và pháp luật nhằm thu hút đầu tư. Tuy nhiên, tất cả các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào các hoạt động đầu tư tại Việt Nam, bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất, đó là họ cần phải tìm tất cả các thông tin về những điều sau đây:
Luật doanh nghiệp là luật đầu tư được Quốc Hội thông qua năm 2005 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Đặc biệt đối với các cá nhân tổ chức nước ngoài muốn đầu tư tại Việt Nam theo hình thức trực tiếp là thành lập doanh nghiệp thì cần lưu những vấn đề sau:
Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại việt nam -Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài trong phạm vi quản lý của địa phương.
Đăng ký thay đổi hoạt động Chi nhánh, Văn phòng đại diện Địa điểm kinh doanh trong Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động của CN/VPĐD của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của công ty nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.
Việc lập hồ sơ cũng như xin giấy phép đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là việc làm không hẳn dễ, hồ sơ và các thủ tục rất phức tạp nên làm các nhà đầu tư bị lúng túng và tốn thời gian cũng như chi phí, vì thế việc lựa chọn một nhà tư vấn và cung cấp dịch vụ như IMC là đầu tư hợp lý và thành công. Chúng tôi với đội ngũ luật sư đã nhiều năm kinh nghiệm tư vấn xin giấy phép đầu tư nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng dịch vụ, hơn nữa chúng tôi là một hãng luật lâu năm chuyên tư vấn luật doanh nghiệp và đầu tư nên bạn sẽ được sử dụng dịch vụ giá thành phải chăng mà chất lượng và tiến độ công việc luôn được đảm bảo.
Trong số các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được coi là nước ổn định nhất về chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng. Con người Việt Nam rất cởi mỡ, thân thiện và muốn làm bạn với tất cả các nước. Đó là điều cơ bản và then chốt để nhà đầu tư khẳng định niềm tin quyết định đầu tư vào Việt Nam. Đến với chúng tôi, với đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vấn đầu tư nước ngoài giàu kinh nghiệm, chúng tôi thực hiện các dịch vụ sau:
Hướng dẫn làm thủ tục xin Giấy phép hoạt động Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Đang truy cập : 66
Hôm nay : 3146
Tháng hiện tại : 169297
Tổng lượt truy cập : 13189587
Hôn nhân gia đình- Kết hôn - Thủ tục nhận con nuôi - Tìm cha mẹ cho con - Giám định xác định huyết thống - Đại diện ủy quyền
|
Tư vấn doanh nghiệp:- Thành lập doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư tư vấn chuyển đổi, giải thể, sáp nhập doanh nghiệp - Thu hồi nợ doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư tư vấn, thực hiện giải quyết thuế doanh nghiệp - Đại diện ủy quyền |
Dịch vụ luật sư
|
Văn phòng luật sư, Hãng luật IMC
- Văn phòng tại Hà Nội
Hotline: 036.593.9999
Địa chỉ: Phòng 1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- Văn phòng tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Phòng 1608, Tòa Nhà Bitexco, Đường 45 Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Bản Đồ