• Luật sư cho doanh nghiệp
  • Luật sư tranh tụng
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
  • Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
  • Tư vấn thuế doanh nghiệp
  • .
  • .
  • .
  • .
  • .

Trang nhất » Tư vấn luật » Thành lập doanh nghiệp

TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP - NHỮNG THỦ TỤC CẦN THỰC HIỆN SAU THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Thứ sáu - 22/01/2016 15:37
Sau khi doanh nghiệp đăng kí kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện ngay các quy định của Pháp Luật sau khi thành lập như: làm con dấu, đăng bố cáo thành lập, lập sổ sách kế toán, mở tài khoản ngân hàng . . .

Doanh nghiệp mới thành lập sẽ phát sinh nhiều thủ tục cần phải thực hiện. Thấu hiểu những khó khăn của những người quản lý doanh nghiệp mới thành lập, Hãng luật IMC xin lưu ý một số vấn đề cho các nhà quản lý doanh nghiệp mới như sau:


1. Mở tài khoản tại ngân hàng

Thủ tục mở tài khoản sẽ được hướng dẫn và yêu cầu chi tiết tại từng Ngân hàng nơi Doanh nghiệp dự định mở tài khoản.

Pháp luật không hạn chế số lượng tài khoản Doanh nghiệp được phép mở tại các Ngân hàng.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản, phải thực hiện thông báo số Tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế theo mẫu 08/MST.

2. Doanh nghệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện

– Doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh những ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.

– Đối với ngành, nghề kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (ví dụ như kinh doanh dịch vụ bảo vệ, hoặc kinh doanh ngành nghề khắc dấu pháp nhân …), thì chỉ được quyền kinh doanh ngành, nghề đó, kể từ khi được cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.

– Việc xin cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh được tiến hành tại cơ quan nào sẽ phụ thuộc vào đó là ngành nghề gì. Doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện sau khi đã có giấy phép đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp.

– Đối với ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện kinh doanh mà không cần giấy phép, thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đó, kể từ khi có đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định và thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

3. Đăng ký hành nghề

Áp dụng đối với những lĩnh vực pháp luật quy định phải đăng ký hành nghề như: đăng ký hành nghề y dược tư nhân, đăng ký hành nghề dịch vụ khám chữa bệnh. đăng ký hành nghề kế toán, kiểm toán….

Ngoài ra, Doanh nghiệp cần tiến hành các hoạt động khác như: đăng ký sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, công bố chất lượng hàng hóa, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. v.v.

4. Ký hợp đồng lao động, xây dựng nội quy, quy chế, thỏa ước lao động

Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động.

5. Treo biển hiệu đúng quy định

II. SỬ DỤNG HÓA ĐƠN, KHAI THUẾ VÀ NỘP THUẾ

1. Doanh nghiệp thuộc trường hợp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp liên hệ cơ quan thuế quản lý để mua hóa đơn.

2. Doanh nghiệp thuộc trường hợp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, việc đặt in hóa đơn tiến hành như sau:

Bước 1:

– Tiến hành thủ tục xin xác nhận đủ điều kiện đặt in hóa đơn;

– Sau khi cơ quan thuế cho phép in hóa đơn, doanh nghiệp liên hệ đơn vị được cấp phép in hóa đơn để đặt in hóa đơn

Bước 2:

Thông báo phát hành hóa đơn tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc phát hành hóa đơn chậm nhất là năm (05) ngày trước khi doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn, kể từ ngày ký thông báo phát hành.

Nếu thông báo phát hành của doanh nghiệp gửi đến cơ quan Thuế không đảm bảo đủ nội dung theo đúng quy định thì trong thời hạn hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo, cơ quan thuế có văn bản thông báo cho doanh nghiệp biết. Doanh nghiệp phải điều chỉnh để thông báo phát hành mới.

Trong thời hạn 5 – 10 ngày làm việc kể từ thời điểm cơ quan thuế tiếp nhận Hồ sơ thông báo phát hành, nếu cơ quan thuế không có ý kiến thì doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn đã đăng ký phát hành.

3. Kê khai và nộp thuế môn bài

Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng sau khi được cấp giấy chứng nhận ĐKKD (Nếu DN được cấp ĐKKd vào cuối tháng thì được phát sinh thêm 10 của tháng tiếp theo) Công ty phải tiến hành khai và nộp thuế môn bài.

Căn cứ vào Vốn Điều lệ của Doanh nghiệp mà có các mức thuế môn bài khác nhau. Cụ thể:

Bậc

Vốn Điều lệ

Mức thuế môn bài phải nộp

1

Trên 10 tỷ

3.000.000 đồng/năm

2

Từ 5 – 10 tỷ

2.000.000 đồng//năm

3

Từ 2 – 5 tỷ

1.500.000 đồng/năm

4

Dưới 2 tỷ

1.000.000 đồng/năm

Lưu ý: Trong trường hợp Doanh nghiệp được cấp mã số thuế từ ngày 01/07 trở đi thì mức nộp thuế môn bài sẽ chỉ là 50% (= ½ ) của mức thuế môn bài cả năm.

Tùy từng Chi cục thuế mà việc nộp thuế môn bài ban đầu này sẽ nộp trực tiếp tại Chi cục (cán bộ quản lý thuế thu), hoặc Doanh nghiệp xin cấp Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước và sang Kho bạc hoặc Ngân hàng có điểm thu ngân sách nhà nước (Liên hệ với Chi cục thuế để biết địa điểm của Ngân hàng) nộp.

Việc nộp thuế môn bài cho các năm kinh doanh tiếp theo sẽ được nộp tại Kho bạc hoặc Ngân hàng trong 30 ngày đầu tiên của năm kinh doanh đó.

4. Kê khai và nộp Báo cáo thuế giá trị gia tăng (VAT)

a. Những Doanh Nghiệp mới thành lập thì kê khai thuế GTGT theo QUÝ và kê khai theo phương pháp trực tiếp.

Sau khi hoạt động đủ 12 tháng thì sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để xác định kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý.

Nếu > 50 tỷ thì kê khai theo tháng. Nếu < 50 tỷ thì kê khai theo quý

b. Nếu DN mới thành lập muốn kê khai theo phương pháp khấu trừ thì:

Phải có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc hoá đơn đầu vào mua sắm Tài Sản Cố Định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ.

Và nộp mẫu 06/GTGT (Theo Thông tư 119/2014/TT- BTC và Thông tư 156/2013/TT-BTC)

c. Thời hạn nộp mẫu 06/GTGT của doanh nghiệp mới thành lập:
(Công văn 1097/TCT-KK ngày 30/03/2015)
“Căn cứ các quy định nêu trên và để thống nhất xử lý các vướng mắc đối với trường hợp NNT mới thành lập trong Quý IV/2014 và trong quý IV của các năm sau năm 2014. Tổng cục Thuế hướng dẫn như sau:
– Trường hợp doanh nghiệp, HTX mới thành lập khi xác định thuộc trường hợp được đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thì phải nộp mẫu 06/GTGT đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế (HSKT) đầu tiên phát sinh. Nếu đến thời hạn nộp HSKT đầu tiên NNT không nộp mẫu 06/GTGT thì NNT thuộc trường hợp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp.

– Trường hợp doanh nghiệp, HTX mới thành lập trong quý IV năm 2014 khi xác định thuộc đối tượng được đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ chỉ phải nộp 01 lần mẫu 06/GTGT để đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ cho quý IV, năm 2014 và 2015. Đến trước ngày 20/12/2015 doanh nghiệp, HTX căn cứ vào cách xác định doanh thu quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 219/2014/TT-BTC để áp dụng phương pháp khấu trừ cho hai năm 2016 và 2017. Áp dụng tương tự cho các trường hợp NNT thành lập mới trong quý IV của các năm tiếp theo sau năm 2014.”

 d. Việc nộp tờ khai thuế VAT được tiến hành như sau:

– Nếu kê khai theo tháng: Nộp hàng tháng và được nộp chậm nhất là vào ngày 20 của tháng liền kề (ví dụ: tờ khai thuế tháng 01 thì ngày nộp cuối cùng sẽ là ngày 20/02), áp dụng đối với các doanh nghiêp mới được thành lập hoạt động chưa đủ 12 tháng và các doanh nghiệp có doanh thu năm liền kề trước từ 20 tỷ đồng trở lên;

– Nếu kê khai theo quý: Nộp hàng quý và nộp chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo (ví dụ tờ khai quý 1 được nộp chậm nhất là ngày 30/4)

Hiện tại, theo quy định của Tổng cục thuế, việc kê khai Báo cáo thuế được làm trên phần mềm hỗ trợ kê khai mới nhất (HTKK) (phần mềm này tải về từ trang Web của Tổng cục thuế: http://www.gdt.gov.vn. Hiện tại là HTKK 3.3.1

5. Kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN theo quý. Tuy nhiên, phải tự tính số thuế tạm nộp (nếu có).

– Doanh Nghiệp mới thành lập: Hàng quý sẽ phải làm: Tự tính tiền thuế tạm nộp hàng quý thuế suất là22%.

– Kết thúc năm tài chính nếu Doanh thu bình quân của các tháng trong năm< 1,67 tỷ thì DN quyết toán thuế TNDN theo thuế suất 20%.

– Thời hạn nộp tiền thuế TNDN tạm tính theo quý: Chậm nhất là ngày thứ 30 của quý sau.(Cụ thể: 30/04, 30/7, 30/10, 30/01)

Thực hiện chế độ quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế – năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Trường hợp cơ sở kinh doanh được phép áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì được quyết toán theo năm tài chính đó.

Lưu ý: Hiện tại, cơ quan thuế chỉ nhận các tờ khai nộp qua mạng. Do đó, trừ tờ khai thuế môn bài nộp bằng giấy (2 bản – 1 bản lưu tại chi cục thuế, 1 bản có xác nhận của cơ quan thuế sẽ lưu tại doanh nghiệp), các tờ khai thuế còn lại doanh nghiệp cần liên với các đơn vị cung cấp chứng thư số theo thông tin đường link sau: http://nhantokhai.gdt.gov.vn/ihtkk_nnt/home_public.jsp . Ví dụ: BKAV, Viettel, v..v để ký hợp đồng sử dụng dịch vụ chữ ký số. Các đơn vị nêu trên sẽ cấp cho doanh nghiệp token và hướng dẫn để doanh nghiệp tiến hành kê khai thuế.

III. HỒ SƠ LƯU NỘI BỘ

Trong quá trình hoạt động Công ty cần chuẩn bị và lưu giữ tại trụ sở các giấy tờ sau:

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc và bản sao (của lần cấp đầu tiên và các lần thay đổi);

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế (Đối với các Công ty chưa có mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế)

– Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu;

– Điều lệ công ty (ký tất cả các trang, đóng dấu giáp lai và dấu treo);

– Các số báo đăng bố cáo thành lập công ty/thay đổi đăng ký kinh doanh;

– Biên bản và Quyết định bầu Chủ tịch HĐQT/ HĐTV;

– Biên bản và Quyết định bổ nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc;

– Sổ cổ đông/thành viên;

– Hồ sơ thành lập Công ty và Hồ sơ các lần thay đổi ĐKKD

– Hồ sơ thuế (báo cáo tài chính hàng năm và tờ khai thuế (có xác nhận của cơ quan quản lý thuế) và các giấy tờ có liên quan khác);

– Các giấy tờ khác liên quan đến doanh nghiệp – nếu có (ví dụ: giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động, văn bằng chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ, văn bản do các cơ quan, tổ chức khác gửi đến, hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm, bảng lương, Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, nội quy Công ty, …).

IV. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU PHÁP NHÂN (DẤU TRÒN)

1. Quản lý con dấu:

Doanh nghiệp có con dấu riêng, việc khắc dấu và sử dụng con dấu phải tuân theo các thủ tục luật định. Con dấu của doanh nghiệp phải được lưu giữ và bảo quản tại trụ sở chính của doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu.

Con dấu phải được giao cho nhân viên văn thư giữ và đóng dấu tại trụ sở công ty. Nhân viên văn thư có trách nhiệm thực hiện những quy định sau:

Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;

Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của công ty;

Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền;

Không được đóng dấu khống chỉ.

2. Đóng dấu

Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định (mực màu đỏ).

Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

Việc đóng dấu treo phải đóng trùm lên một phần tên của công ty.

Các văn bản có từ 2 trang trở lên phải đóng dấu giáp lai.

Bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ: HÃNG LUẬT IMC

Điện thoại:  036.593.9999  

                  

Địa chỉ: P1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Email  : bien.pq@gmail.com      

Hãng luật IMC : Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả - Bảo mật

IMC Nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án: Dân sự - Kinh tế - Hôn nhân gia đình – Hành chính – Tài chính – Bất động sản – Sở hữu trí tuệ - Lao động – Đầu tư….

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn hôn nhân
Tư vấn hôn nhân
0365.939999

Liên kết

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 8


Hôm nayHôm nay : 209

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 65482

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 13085772

Fanpage IMCLAW