Tư vấn luật hôn nhân và gia đình - Quy định về cấm kết hôn của luật HN&GĐ 2014
Trả lời: Trước hết xin cám ơn về câu hỏi của anh(chị). Hãng luật IMC xin trả lời về vấn đề của anh(chị) như sau:
Căn cứ pháp lý: Luật hôn nhân và gia đình 2014
Quyền kết hôn là một quyền nhân thân quan trọng và cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ
Khoản 1 điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”
Điểm d khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định cấm kết hôn “…giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời…”.
Khoản 17 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định những người có cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
Khoản 18 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định những người có họ trong phạm vi ba đời là những người có cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ đẻ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba;
Hiện nay, pháp luật hôn nhân và gia đình hướng dẫn rất cụ thể về những trường hợp cấm kết hôn. Quy định cấm kết hôn giữa những người này và những hướng dẫn cụ thể nêu trên là hoàn toàn phù hợp với khoa học và phong tục tập quán, truyền thống đạo đức của nước ta, đảm bảo tôn ti trât tự trong họ hàng, trong cách xưng hộ, các chuẩn mực đạo đức không bị xâm hại, đặc biệt là đảm bảo cho việc duy trì nòi giống khỏe mạnh, không xuất hiện các dị thai hay thoái hóa giống nòi.
Như vậy, anh A và chị B không thuộc trường hợp mà Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cấm kết hôn. Anh A và chị B yêu nhau và có quyền kết hôn với nhau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định khác. Mọi hành vi cảm trở việc kết hôn giữa anh A và chị B với lý do hai người là có quan hệ họ hàng là sai, là vi phạm pháp luật và tùy mức độ vi phạm phải chịu các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 55 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình quy định về mức xử phạt đối với hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trợ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ cụ thể sau:
“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác”
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 11
Hôm nay : 290
Tháng hiện tại : 65563
Tổng lượt truy cập : 13085853
Hôn nhân gia đình- Kết hôn - Thủ tục nhận con nuôi - Tìm cha mẹ cho con - Giám định xác định huyết thống - Đại diện ủy quyền
|
Tư vấn doanh nghiệp:- Thành lập doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư tư vấn chuyển đổi, giải thể, sáp nhập doanh nghiệp - Thu hồi nợ doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư tư vấn, thực hiện giải quyết thuế doanh nghiệp - Đại diện ủy quyền |
Dịch vụ luật sư
|
Văn phòng luật sư, Hãng luật IMC
- Văn phòng tại Hà Nội
Hotline: 036.593.9999
Địa chỉ: Phòng 1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- Văn phòng tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Phòng 1608, Tòa Nhà Bitexco, Đường 45 Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Bản Đồ