Hỏi: Tôi có thỏa thuận mua 2 tấn gạo từ 1 công ty cổ phần cung cấp gạo, trong hợp đồng thỏa thuận rõ là sẽ lấy loại gạo tám thơm loại 1 nhưng khi giao hàng tới nhà, họ lại giao gạo tám thơm nhưng loại 3. Tôi biết rõ đây ko phải là loại gạo tám thơm loại 1 vì chúng tôi cũng đã đặt hàng và mua ở đây rất nhiều lần và những lần trước đều được giao hàng đúng chất lượng, đúng chủng loại. Vậy tôi sẽ có quyền gì trong trường hợp này
Bố mẹ chồng tôi có 2 người con trai, chồng tôi là cả và một cậu em. Mới đây, bố chồng tôi bị tai nạn giao thông, trước khi mất đã di chúc miệng để lại 80% giá trị tài sản cho vợ chồng tôi, 20% cho em chồng tôi trước sự chứng kiến của nhiều người (không có mặt em chồng tôi ). Nay em chồng tôi không đồng ý và cho rằng di chúc bằng miệng trên không hợp pháp và đòi chia đôi số di sản thừa kế trên. Vậy luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này giải quyết thế nào? ( Ngọc Hà, Hà Nội )
Ông ngoại tôi mất năm 1990, bà ngoại tôi mất năm 1993 không để lại di chúc. Ông bà tôi có 06 người con: 4 trai và 2 gái. Từ đó đến nay, gia đình của 04 bác trai làm nhà sinh sống, sử dụng ổn định, không có tranh chấp trên 750m2 đất của ông bà tôi để lại. Nhưng nay dì ba đòi chia tài sản của ông bà để lại. Sau nhiều lần họp bàn phân chia gia đình thì bên nhà ngoại tôi chưa đi đến thống nhất. Dì ba và cậu út có khởi kiện yêu cầu chia đều tài sản mảnh đất của ông bà để lại theo thừa kế theo pháp luật để tránh tranh chấp về sau. Vậy việc này có được pháp luật quy định giải quyết như thế nào? Liệu có được giải quyết theo chia thừa kế theo pháp luật hay không? ( chị: Nguyễn Thị Chinh – Nam Định).
Tôi muốn lập di chúc để lại căn nhà (tài sản riêng của tôi) cho con gái tôi hiện đang định cư tại nước ngoài. Xin hãng luật cho biết, di chúc của tôi có lập được không, lập ở đâu và con gái tôi ở nước ngoài có nhận được phần di sản mà sau khi tôi qua đời để lại không? (Nguyễn Hoàng Minh - Ninh Bình)
Do có mâu thuẫn với các anh tôi nên trước khi chết bố tôi có để lại toàn bộ tài sản thừa kế là một ngôi nhà trị giá 300 triệu đồng cho tôi nhưng việc thừa kế này sẽ gây ra sự chia rẽ, sứt mẻ tình cảm anh em trong nhà nên tôi không muốn nhận. Vậy tôi có thể từ chối nhận di sản thừa kế của bố tôi để lại hay không? (Bùi Văn Khanh - Sơn La)
Trong lúc bà tôi bị bệnh nặng, bà có lập di chúc cho người cháu gái được thừa kế nhà của mình. Nhưng khi bà hết bệnh, người cháu đối xử rất lạnh nhạt và có ý muốn chiếm đoạt nhà của bà. Bà tôi có thể xin hủy bỏ di chúc đã lập được không? (Phạm Thùy Linh - Thái Bình)
Câu hỏi: Một cháu bé 6 tuổi tham gia thực hiện 1 giao dịch mua bán điện thoại bằng tiền của cháu. Giao dịch đó có được công nhận không và khi bị cơ quan chức năng phát hiện thì sẽ xử lý như thế nào? ( Hoàng Thanh Nhàn - Hà Giang)
Câu hỏi: Tôi nhận chuyển nhượng một phần thửa đất nhưng vì ở xa nên không trực tiếp đến được mà nhờ người em liên hệ hộ. Trong quá trình thỏa thuận với bên bán, em tôi có làm giấy tờ viết tay (đứng tên em tôi) với nội dung: “Chúng tôi đặt cọc trước một số tiền (40 triệu), để mua mảnh đất với diện tích 135m2, bên bán phải làm đầy đủ giấy tờ, khi nào xong, chúng tôi phải hoàn thành số tiền còn lại.” Nhưng sau đó, chủ đất thông tin lại, với diện tích 135m2 thì không tách và làm bìa được, và gợi ý cho chúng tôi mượn 70m2 nữa để tách bìa. Thấy việc khá phức tạp, nên chúng tôi đề nghị chấp dứt việc mua bán, bên bán cũng hứa sẽ trả tiền lại khi nào chuẩn bị đủ. Nhưng đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận lại được tiền. Vậy, chúng tôi cần phải làm gì và có đủ căn cứ để đòi lại số tiền không? ( Phạm Anh Quân - Long Biên -Hà Nội)
Tôi có mua 1 căn nhà bằng giấy viết tay và để mẹ tôi đứng tên. Tôi có cần phải làm hợp đồng uỷ quyền để mẹ đứng tên không? Có công chứng được không? Bố mẹ tôi sắp ly hôn thì có ảnh hưởng đến căn nhà tôi nhờ mẹ tôi đứng tên không? ( Trần Minh Tâm - Phú Thọ)
Năm 2010 mẹ tôi dùng nhà đất để thế chấp ngân hàng. Ngân hàng yêu cầu 3 anh em tôi ký vào giấy ủy quyền cho mẹ tôi toàn quyền thế chấp tài sản do bố tôi đã mất để lại (Bố tôi không để lại di chúc). Một người em còn nhỏ nên không ký cam kết. Việc thế chấp tài sản không biết có công chứng hay không nhưng khi ký cam kết ủy quyền thì không có công chứng. Nay, ngân hàng khởi kiện mẹ tôi thu hồi nợ và Tòa án có yêu cầu mẹ tôi là bảo tất cả 4 anh em tôi làm lại giấy ủy quyền. Hỏi: Giấy ủy quyền trên có pháp lý, hiệu lực không? Nếu chúng tôi không làm lại giấy ủy quyền cho mẹ tôi để lên tòa giải quyết thì chúng tôi có bị liên quan gì không? Chúng tôi có thể giữ lại được tài sản mà bố tôi để lại hay không? (Nguyễn Thanh Tùng – Yên Bái)
Tôi vay ngân hàng có thế chấp bằng quyền sử dụng đất của bố mẹ nuôi tôi. Nay tôi không còn khả năng trả nợ ngân hàng, ngân hàng kiện tôi ra tòa thì trách nhiệm của tôi như thế nào? (Nguyễn Thái An - Lào Cai)
Bố chồng tôi tặng cho chồng tôi quyền sự dụng một miếng đất và đã làm thủ tục cho chồng tôi đứng tên miếng đất (đã có sổ đỏ). Nay chồng tôi bán miếng đất, các anh chị chồng tôi không đồng ý cho chồng tôi bán, nói đây là đất tổ tiên cho để ở chứ không được bán đúng hay không? (Nguyễn Thị Hải - Diễn Châu - Nghệ An).
Tôi có một căn nhà được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do tôi đứng tên chủ sở hữu. vừa qua, tôi có lập hợp đồng cho người khác thuê để ở với giá 6 triệu đồng một tháng, trong thời hạn thuê ba năm, Hợp đồng chỉ có tôi và người thuê ký. Xin cho hỏi, hợp đồng thuê nhà của tôi có cần phải công chứng, chứng thực không? (Phan Minh Thu - Hoàng Mai – Hà Nội)
Ông bà tôi để lại di chúc mà không có tư pháp ở phường làm chứng, chỉ có dấu vân tay chữ ký của ông bà và hai người hàng xóm làm chứng. Vậy cho tôi được hỏi bản di chúc này có hợp pháp không? ( Phan Hoài Anh - Đống Đa - Hà Nội)
Ông nội tôi có 4 người con (2 gái, 2 trai), trong đó ba tôi đã mất,ba tôi mất trước ông nội tôi, giờ chỉ còn lại 3 người.Vậy tài sản của ông nội tôi được chia như thế nào, tôi có thay ba tôi nhận thay phần tài sản của ông nội tôi không ( ông nội không để lại di chúc). Xin giải đáp giúp tôi. ( Nguyễn Văn An - Từ Liêm - Hà Nội)
Trước đây bố tôi có mua một thổ đất nhưng chưa làm thủ tục hợp thức hóa. Sau 3 năm thì bố tôi chết. Trước khi chết, bố tôi có làm một bản di chúc kèm theo một băng ghi âm lời trăn trối của bố tôi. Tôi muốn biết bản di chúc kèm theo băng ghi âm đó có giá trị pháp lý không? ( Lê Quang Hưng - Sóc Sơn - Hà Nội)
Câu hỏi: Chồng tôi có một đứa con riêng cùng sống với gia đình. Khi chết, chồng tôi không để lại di chúc. Vậy xin hỏi, con riêng của chồng tôi có được hưởng gì từ căn nhà của vợ chồng tôi không? ( Trần Thị Hồng - Thái Nguyên)
Câu hỏi: Nhà tôi có 3 chị em, 2 gái, 1 trai. Cả ba chị em tôi đều đã có gia đình và đều ở riêng, Bố tôi mất không để lại di chúc, tài sản ông để lại gồm nhà xây 5 tầng và đất thổ cư, Chị em tôi không thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản được. Em trai tôi cậy là con trai định một mình chiếm hết tài sản bố tôi để lại, cậu ta bảo là con trai phải lo hương hỏa cho bố mẹ nên cậu ta có quyền lấy hết. Vậy, cho tôi hỏi việc phân chia tài sản của chị em tôi sẽ như thế nào theo quy định của pháp luật hiện nay, em trai tôi có được hưởng phần hơn không? Và việc cậu ta đòi một mình lấy hết tài sản bố tôi để lại như thế có đúng pháp luật không? (Nguyễn Lan Hương - Việt Trì - Phú Thọ)
Câu hỏi: Vợ chồng tôi mua một ngôi nhà và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Sau đó ít lâu, chồng tôi qua đời không để lại di chúc. Tôi tiếp tục ở tại ngôi nhà đó. Ba người con của chúng tôi sống tại nhà riêng. Nay tôi muốn lập di chúc cho một người con của chúng tôi thừa kế ngôi nhà này có được không? Di chúc có cần các con tôi thỏa thuận đồng ý hay cơ quan nhà nước xác nhận không? ( Bùi Thị Nga - Hạ Long - Quảng Ninh)
Trường hợp người có tài sản là đất đai, nhà cửa qua đời mà không lập di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc đó đã bị chính họ tiêu hủy (như xé, đốt hoặc tuyên bố hủy bỏ di chúc đã lập mà chưa lập di chúc mới) thì ai sẽ là người được hưởng di sản thừa kế đó? ( Nguyễn Duy Linh - Hoàn Kiếm - Hà Nội)
Đang truy cập : 35
Hôm nay : 12004
Tháng hiện tại : 178155
Tổng lượt truy cập : 13198445
Hôn nhân gia đình- Kết hôn - Thủ tục nhận con nuôi - Tìm cha mẹ cho con - Giám định xác định huyết thống - Đại diện ủy quyền
|
Tư vấn doanh nghiệp:- Thành lập doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư tư vấn chuyển đổi, giải thể, sáp nhập doanh nghiệp - Thu hồi nợ doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư tư vấn, thực hiện giải quyết thuế doanh nghiệp - Đại diện ủy quyền |
Dịch vụ luật sư
|
Văn phòng luật sư, Hãng luật IMC
- Văn phòng tại Hà Nội
Hotline: 036.593.9999
Địa chỉ: Phòng 1809 tòa 27A2 Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- Văn phòng tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Phòng 1608, Tòa Nhà Bitexco, Đường 45 Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Bản Đồ